Việc sử dụng thuốc trị bệnh tổ đỉa phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như triệu chứng gặp phải và tình trạng da hiện tại. Người bệnh tốt nhất nên được chẩn đoán và kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa. Bài viết hôm nay gợi ý đến bạn đọc một số loại thuốc Tây y và dân gian điều trị tổ đỉa hiệu quả và tiện lợi nhất.
Bị tổ đỉa bôi thuốc gì?
Tổ đỉa là một dạng bệnh chàm đặc trưng bởi những nốt mụn nước nhỏ li ti phát triển trên da, nhất là những vị trí như kẽ ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn cả với trẻ nhỏ cũng như thanh thiếu niên.
Nguyên nhân gây bệnh khá đa dạng, có thể do nhiễm nấm, kích ứng da với chất tẩy rửa, rối loạn cơ địa,… Theo các chuyên gia, tổ đỉa không phải tình trạng y tế nguy hiểm nhưng nó có khả năng ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống thường ngày của bệnh nhân do những triệu chứng ngứa ngáy khó chịu kéo dài.
Hiện nay, để điều trị tổ đỉa, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài dưới đây:
- Kem dưỡng ẩm: Nếu tình trạng da của người bệnh bị khô ráp do thiếu độ ẩ, tình trạng ngứa ngáy và nứt nẻ bởi mụn nước sẽ trở nên tồi tệ hơn. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến khích người bệnh nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm với thành phần dịu nhẹ và không gây kích ứng cho da.
- Thuốc bôi có chứa steroids: Người bệnh cũng nên sử dụng các loại thuốc bôi chứa steroid trong điều trị tổ đỉa. Những loại thuốc này có đặc tính chống viêm, giúp loại bỏ tình trạng sưng tấy, lở ngứa và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng ngoài da. Bên cạnh đó, thuốc bôi steroid cũng giúp da hồi phục nhanh chóng hơn.
Chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc dân gian
Các bài thuốc dân gian trị bệnh tổ đỉa hiệu quả có thể kể đến là:
Bài thuốc từ củ gừng
Trong củ gừng có chứa một số các hoạt chất chống viêm như gingerol, giúp đẩy lùi những nốt mụn viêm khó chịu mà người bệnh đang gặp phải. Không những vậy, tính ấm nóng của gừng cũng làm giảm đáng kể tình trạng ngứa ngáy dai dẳng.
Chuẩn bị: 5g gừng tươi, 500ml nước lọc.
Cách thực hiện:
- Gừng bào sạch vỏ, đập dập. Sau đó cho gừng vào nồi, thêm 500ml nước và đun sôi.
- Đợi cho nước gừng nguội bớt thì dùng để ngâm tay và chân. Nếu tổ đỉa phát triển ở các khu vực khác thì dùng nước gừng rửa sạch những vị trí nhiễm bệnh là được.
Bài thuốc lá trầu không
Lá trầu không là bài thuốc dân gian được ông cha áp dụng đã lâu. Theo y học cổ truyền, lá trầu không vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau sưng và ngứa ngáy bên ngoài da hiệu quả.
Chuẩn bị: 5 đến 10 lá trầu không, 1 ít muối trắng.
Cách thực hiện:
- Lá trầu rửa sạch, đem giã nát cùng với một ít muối trắng.
- Đắp hỗn hợp thu được lên những vùng da nổi mụn nước, thời gian đắp thuốc khoảng 15 phút. Sau đó, người bệnh dùng nước ấm vệ sinh lại là được.
Bài thuốc từ nha đam
Nha đam được xem là “thần dược” trong việc chăm sóc và bảo vệ da, với vấn đề viêm da tổ đỉa cũng không ngoại lệ.
Theo các nhà khoa học, trong nha đam có chứa nhiều vitamin nhóm B, giúp cung cấp độ ẩm cần thiết da, làm dịu những nốt mụn nước đang sưng tấy và chống viêm mạnh mẽ. Sử dụng nha đam thường xuyên còn giúp làn da trở nên mịn màng, khỏe mạnh hơn.
Chuẩn bị: 20g nha đam tươi.
Cách thực hiện:
- Gọt bỏ lớp vỏ ngoài của nha đam. Phần thịt thu được đem cắt thành các lát mỏng.
- Đắp nha đam đã cắt mỏng lên những vùng da bị tổn thương trong khoảng thời gian 10 đến 20 phút. Người bệnh không cần rửa lại sau khi đắp nha đam.
- Thực hiện đều đặn 1 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Một số thuốc Tây trị tổ đỉa bàn tay
Nếu tình trạng da của bệnh nhân ở mức độ nghiêm trọng hơn cũng như việc sử dụng các bài thuốc dân gian không mang lại sự cải thiện thì người bệnh nên chuyển sang điều trị bằng một số loại thuốc Tây y sau:
- Thuốc cồn BSI: Thuốc cồn BSI có thành phần chính là i-ốt, axit benzoic và axit salicylic. Tác dụng chính của loại thuốc bôi tại chỗ này là làm dịu những thương tổn trên da, làm xẹp mụn nước và tiêu diệt nấm men, vi khuẩn gây hại đến tế bào da.
Thuốc chuyên được dùng với các bệnh lý da liễu phổ biến như tổ đỉa, hắc lào, nước ăn tay chân,… Người bệnh bôi một lớp thuốc mỏng lên vùng da bị ảnh hưởng, ngày 1 đến 3 lần.
- Thuốc bôi Bactroban: Nếu nguyên nhân gây bệnh lang ben có liên quan đến các loại nấm và vi khuẩn gây hại, người bệnh nên sử dụng thuốc bôi Bactroban. Loại thuốc này thuộc dạng kháng sinh với thành phần chính là hoạt chất mupirocin 2%, công dụng chính là diệt khuẩn và tái tạo vùng da bị tổn thương. Người bệnh dùng bactroban theo đơn kê từ bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng khi chưa tham khảo ý kiến chuyên gia.
- Kem bôi Keratinamin: Đây là một sản phẩm có xuất xứ từ Nhật Bản, được dùng phổ biến trong các vấn đề ngoài da như lang ben, tổ đỉa,… Thành phần chính trong kem bôi Keratinamin là tinh chất ureioio có tác dụng làm cấp ẩm, làm mềm da và cải thiện tình trạng mẩn ngứa khó chịu ở người bệnh. Keratinamin nên được sử dụng từ 3 đến 4 lần/ngày sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vùng da nhiễm bệnh.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin cần thiết về các loại thuốc trị bệnh tổ đỉa. Bên cạnh việc dùng thuốc bôi ngoài, người bệnh cũng cần chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh cho làn da, tích cực bổ sung nước và rau xanh trong bữa ăn hàng ngày để kết quả chữa trị đạt được là tốt nhất.
Nguồn: VHO