Thiếu máu trong suy thận mạn là biểu hiện cho thấy chức năng thận đã bị suy giảm. Việc tìm hiểu các nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu máu cũng như nhận biết được cách điều trị hợp lý là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp người bệnh không gặp phải nhiều biến chứng khó lường. Đọc ngay bài viết sau đây để nắm bắt thêm thông tin hữu ích về tình trạng thiếu máu trong suy thận nhé!
Sơ lược về thiếu máu trong suy thận mạn
Ở những người mắc chứng suy thận mạn (bao gồm người ghép thận, chạy thận, người mắc bệnh thận giai đoạn cuối), thiếu máu chính là biểu hiện cho thấy chức năng thận bị suy giảm rõ rệt. Thêm vào đó người bệnh cũng có nhiều rối loạn khác như hocmon, huyết học, dạ dày ruột…
Thiếu máu chính là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, cơ thể suy nhược. Mức độ lọc cầu thận <30 mL/phút/1,73 m2 đối với phụ nữ và <20 mL/phút /1,73 m2 đối với nam giới sẽ xảy ra tình trạng thiếu máu nặng. Ngoài ra, ở những bệnh nhân bị đái tháo đường và suy thận mạn, thiếu máu thường bắt đầu sớm và có xu hướng nặng hơn.
Tìm hiểu thêm: Chỉ số creatinin có ý nghĩa gì? Nồng độ creatinin bao nhiêu thì suy thận?
Tại sao lại dẫn đến thiếu máu trong suy thận mãn tính?
Ở một người bình thường, thận là cơ quan có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất erythropoietin. Erythropoietin giúp kích thích tủy xương làm sản sinh ra lượng lớn hồng cầu.
Nếu cơ thể bị thiếu hụt erythropoietin, hồng cầu sẽ không thể biệt hóa. Chính vì vậy, nếu người bệnh bị suy thận mạn tính thì sẽ thường xuyên bị thiếu máu. Khi chức năng thận bị suy giảm rõ rệt thì sẽ khiến cho lượng máu sản sinh ra ít hơn. Tình trạng này sẽ tiến triển theo mức độ nặng dần của chứng bệnh suy thận mạn tính.
Ngoài ra, những người suy thận mạn thiếu máu còn là do trong quá trình chạy thận nhân tạo, họ bị mất rất nhiều máu. Bởi lẽ, khi máu ra khỏi cơ thể thông qua hệ thống thiết bị và ống dẫn nên tình trạng thất thoát và thiếu máu là điều không tránh khỏi.
Mặt khác, những người suy thận mạn thường ăn uống kém, chán ăn. Chính vì lẽ đó nên cơ thể không được hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như sắt, axit folic, vitamin B12… và dẫn đến tình trạng thiếu máu.
Ngoài ra, thiếu máu trong suy thận mạn còn xuất phát từ các nguyên nhân như:
- Người bệnh gặp phải những vấn đề như viêm ruột, viêm khớp…
- Người bệnh bị suy dinh dưỡng hoặc bị nhiễm trùng mạn tính
- Các vấn đề liên quan đến tủy xương
Xem thêm: [Tìm hiểu] Đợt cấp suy thận mạn là gì?
Các triệu chứng của thiếu máu trong suy thận mạn
Khi bị thiếu máu, người bệnh sẽ có cách triệu chứng và biểu hiện như sau:
- Da xanh xao và chóng mặt
- Bị mất nhịp thở hoặc khó thở
- Đau tức ngực
- Cơ thể bị yếu, luôn luôn có cảm giác mệt mỏi
- Nhịp tim nhanh một cách bất thường
- Mất sự tập trung và đau nhức đầu
- Rụng tóc
Chẩn đoán xác định chứng thiếu máu ở người suy thận mạn
Để xác định chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn, các bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử bệnh án của người bệnh. Thông qua việc thăm khám thì sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết và quan trọng như xét nghiệm máu, xét nghiệm sự mất máu ở trong phân. Từ đó tìm ra nguyên nhân gây thiếu máu khi bị suy thận mạn tính.
Xem thêm: Các tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận
Việc điều trị chứng thiếu máu ở người suy thận mãn tính ra sao?
Cung cấp chất sắt
Sắt là một nguyên tố quan trọng giữ vai trò bổ sung lượng máu cần thiết cho cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân khiến cho lượng máu trong cơ thể bị sụt giảm nghiêm trọng. Để bổ sung lượng sắt cần thiết, bạn có thể dùng các viên uống như Ferrovit, Doppelherz Aktiv Haemo Vital, Ferrovit. Thêm vào đó, trong trường hợp người bệnh không thể uống được thuốc thì có thể truyền sắt qua đường tĩnh mạch.
Truyền máu
Người bệnh thực hiện việc truyền máu trong trường hợp bị mất máu cấp tính hoặc bị thiếu máu với mức độ mạnh. Tuy nhiên đối với những trường hợp đang chờ ghép thận thì cần thận trọng trong việc truyền máu.
Tiêm thuốc kích thích tạo hồng cầu
Để bổ sung lượng máu cho bệnh nhân suy thận mạn, bạn có thể sử dụng các loại thuốc được nhiều người lựa chọn ưu tiên ở nước ta đó là Erythropoietin. Ngoài ra, một số loại thuốc mới không có cấu trúc giống như Erythropoietin được gọi chung với tên gọi là ESA cũng đang được các nhà khoa học phát triển.
Chế độ sinh hoạt và ăn uống
Ngoài việc bổ sung lượng máu bằng những phương pháp như trên, người bệnh nên đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt. Đây được xem là một giải pháp hữu hiệu vừa an toàn, vừa hiệu quả.
Tình trạng thiếu máu trong suy thận mạn sẽ được cải thiện nếu người bệnh áp dụng theo những nguyên tắc sau:
- Tăng cường ăn uống, bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, củ dền, rau cải xanh, các loại hạt họ đậu, gan động vật…
- Tuyệt đối nên kiêng sử dụng muối để tránh tình trạng phù nề do các bệnh lý thận gây nên.
- Bổ sung đầy đủ lượng vitamin C trong chế độ ăn hàng ngày. Vitamin C không những giúp hấp thụ chất sắt có trong thực phẩm mà còn bảo vệ thành mạch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Cắt giảm việc tiêu thụ da động vật cũng như mỡ động vật bởi chúng có thể khiến cho lượng cholesterol xấu bị tăng cao trong máu. Thay vào đó, người bệnh nên sử dụng chất béo thực vật như dầu oliu, dầu đậu nành.
- Nên sử dụng các loại thực phẩm tinh bột mà có chứa hàm lượng đường thấp. Có thể kể đến như khoai lang, hủ tiếu, bún, gạo xay trắng…
- Trong chế độ ăn hàng ngày cần bổ sung đa dạng các loại rau, củ, quả có màu vàng, tím, xanh, đỏ.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Việc sử dụng thường xuyên những chất này sẽ khiến cho căn bệnh càng trở nên trầm trọng.
Xem thêm: Bệnh nhân suy thận nên ăn uống gì để cải thiện sức khỏe
Tình trạng thiếu máu trong suy thận mạn không chỉ khiến cho sức khỏe bản thân người bệnh suy giảm một cách rõ rệt mà còn tăng nguy cơ mắc phải những nguy hiểm khó lường như đột quỵ, suy tim, thậm chí là tử vong. Chính vì vậy, bạn nên tuyệt đối nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt thật hợp lý.
Nguồn: VHO