Vảy nến là bệnh mãn tính xuất hiện liên quan tới rối loạn quá trình tăng sinh tế bào thượng bì. Mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người bệnh. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn một số cách chữa bệnh vảy nến đơn giản, hiệu quả.
Ưu điểm bài thuốc dân gian chữa vảy nến
Bên cạnh các loại thuốc Tây, các bài thuốc từ dân gian cũng được nhiều người bệnh lựa chọn bởi nhiều ưu điểm nổi bật như:

- An toàn: hầu hết các nguyên liệu điều chế nên các bài thuốc này đều có nguồn gốc từ thiên nhiên. Một số nguyên liệu còn là thực phẩm mà con người sử dụng hàng ngày, do đó khá an toàn, lành tính, không gây ra tác dụng phụ như phương pháp đến từ Tây y. Các cây thuốc này không hóa chất, không thuốc trừ sâu, không chất bảo quản, do đó không gây hại cho sức khỏe con người.
- Hiệu quả: đối với những người bệnh nhẹ, có cơ địa phù hợp, các bài thuốc từ dân gian sẽ mang lại một số hiệu quả nhất định.
- Tiết kiệm chi phí: Một trong những ưu điểm của các bài thuốc dân gian đó chính là chi phí thấp bởi nguồn nguyên liệu dễ kiếm, thường có ngay trong vườn nhà. Bên cạnh đó, cách thực hiện vô cùng đơn giản, có thể áp dụng ngay tại gia đình, do đó không cần đến các cơ sở y tế, giúp tiết kiệm chi phí ở mức tối đa.
Tuy nhiên, phương pháp chữa bệnh vảy nến bằng các bài thuốc Nam chỉ phù hợp với người bệnh nhẹ. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài.
Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng thuốc Nam
Dưới đây là một số cách chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng thuốc Nam mà bạn có thể tham khảo:
Cây vòi voi chữa vảy nến
Vòi voi có tên gọi khác là Cẩu vĩ trùng, Đền voi, hay Đại vĩ đạo hoặc Nam độc hoạt, có tên khoa học là Heliotropium indicum L, thuộc họ Boraginaceae. Vòi voi là cây thân thảo, mọc ở nhiều nơi, sống lâu năm.
Theo các tài liệu y học cổ truyền ghi chép lại, vòi voi có tính mát, vị đắng nhẹ, tốt cho tỳ, thận, đại trường. Loại thảo dược này mang lại tác dụng chống viêm, sát khuẩn, lợi tiểu, tiêu thũng, giảm đau, ngăn ngừa sưng tấy, có tác dụng điều trị tổn thương da hiệu quả.
Bên cạnh đó, vòi voi cũng có chứa các thành phần như acid cyanhydric, ancaloit, heliotropin, indixin và indixin N – oxyd, mang đến khả năng ức chế, ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào ung thư, cải thiện triệu chứng của bệnh vảy nến hiệu quả. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện bài thuốc chữa vảy nến bằng cây vòi voi theo cách sau:
Chuẩn bị nguyên liệu: một nắm vòi voi, muối trắng, băng gạc, khăn bông mềm.
Cách thực hiện:
- Cây vòi voi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn
- Làm sạch vùng da bị vảy nến, lau khô bằng khăn bông mềm
- Cho cây vòi voi vào cối, giã nát rồi đắp lên vùng da bị bệnh, nếu đắp qua đêm bạn nên dùng gạc bông để cố định
- Đắp 1 lần mỗi ngày.
Trị vảy nến bằng lá trầu không
Theo quan điểm của Đông y, lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, sát trùng rất hiệu quả. Sử dụng lá trầu không thường xuyên sẽ giúp điều trị hiệu quả một số bệnh lý ngoài da, đặc biệt là vảy nến.
Ngoài ra, một số nghiên cứu của y học hiện đại cũng chỉ ra trong lá trầu không có chứa hàm lượng lớn các chất như Chavicol, Alkaloid, Eugenol và một số loại vitamin và khoáng chất khác có tác dụng tốt đối với quá trình chữa bệnh vảy nến.
Chuẩn bị nguyên liệu: lá trầu không, dầu dừa
Cách thực hiện:
- Lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn
- Cho lá trầu không vào cối giã nát rồi vắt lấy nước cốt
- Cho thêm dầu dừa trộn lẫn với nước lá trầu không rồi bôi lên da
- Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần
- Lưu ý, người bệnh cần vệ sinh vùng da bị bệnh với nước sạch và lau khô với khăn bông mềm.
Chữa vảy nến bằng lá khế
Khế có tính hàn, mang đến tác dụng tán nhiệt độc, lợi tiểu, khử trùng rất thích hợp để chữa bệnh ngoài da như vảy nến. Không chỉ vậy, lá khế còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nên được sử dụng khá phổ biến trong việc chữa bệnh da liễu.

Một số nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra trong thành phần của lá khế có chứa một số hợp chất kháng sinh tự nhiên như: Microbial bacillus cereus, Salmonella typhus, E.coli…
có tác dụng ức chế hoặc tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh ngoài da.
Chuẩn bị nguyên liệu: lá khế, lá trầu không, lá ổi, lá lược vàng
Cách thực hiện:
- Rửa sạch nguyên liệu với nước
- Cho toàn bộ nguyên liệu nấu chung với lượng nước phù hợp trong 15 – 20 phút
- Đổ nước ra thau, pha cùng một chút nước lạnh để giảm nhiệt độ rồi dùng để tắm hoặc rửa vùng da bị bệnh
- Tuần sử dụng 2 – 3 lần để nhận được hiệu quả điều trị tốt nhất
Trị vảy nến bằng dầu dừa
Dầu dừa không chỉ được biết đến với công dụng làm đẹp, mà còn được sử dụng để chữa các bệnh da liễu hiệu quả. Trong dầu dừa có nhiều vitamin C, vitamin E, các loại axit, Protein có khả năng làm lành các tổn thương trên da, làm mềm da, hạn chế tình trạng bong, tróc.
Chuẩn bị nguyên liệu: dầu dừa, bông gòn
Cách thực hiện:
- Làm sạch vùng da cần điều trị
- Lấy một lượng dầu dừa phù hợp bằng bông gòn rồi bôi trực tiếp lên da
- Ngày thực hiện 2 – 3 lần
Hy vọng với những cách chữa bệnh vảy nến mà chúng tôi vừa chia sẻ bên trên đã giúp bạn có thêm những kiến thức điều trị bệnh hữu ích. Trong trường hợp không nhận thấy sự chuyển biến của bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.